Kinh nghiệm du lịch núi lửa Bromo, Jien 2019
Trước đây mình có thấy một số ít các anh chị thực hiện hành trình du lịch núi lửa Bromo Ijen tự túc nên cũng tự hứa nếu có dịp đi thì nhất định sẽ về viết review thiệt là chi tiết cho các bạn. Trước khi đi tụi mình có lo lắm: Không biết du lịch núi lửa Bromo có nguy hiểm không? Vì đọc mấy bài viết về Bromo Ijen mấy tiêu đề mang tính dù doạ đại loại như: đối mặt với tử thần…Nhưng mình đi xong mình chốt lại một câu: Hành trình tuy gian nan nhưng mà nên đi để thử thách ý chí bản thân! Đi để cảm thấy mình may mắn vô cùng!
Hành trình du lịch núi lửa Bromo-Ijen của hai đứa tụi mình như sau:
Hành trình bay: Đà Nẵng – HCM- KL-SURABAYA-BROMO-JIEN-BALI-KL-Đà Nẵng-HCM.
Thời gian: 8 ngày
Tổng chi phí: 12,000,000/người. Chi phí và hành trình chi tiết, mọi người tham khảo ở đây nhé!
Tụi mình book vé HCM-KL 0 đồng nên phải đi từ Đà Nẵng – HCM – KL khứ hồi với giá vé là 2,2 triệu mỗi đứa. (Ham rẻ nhưng không tiết kiệm được bao nhiêu, nên recommend cho bạn nào đi từ Đà Nẵng thì nên bay thẳng từ Đà Nẵng sang KL luôn)
Vé máy bay mình đặt trên Traveloka nhé, có nhiều chặng bay và hãng bay để bạn lựa chọn cho các chiều Đà Nẵng – HCM – KL – Surabaya và ngược lại.
NGÀY 1: HCM – KL
Mình bay hãng Vietjet từ đến KL, khoảng 13:30 đến nơi, sân bay đầy nắng và to ơi là to. Đầu tiên tụi mình đổi tiền ở sân bay luôn, vì ở chưa đến một ngày ở KL nên ban đầu hai đứa đổi 50 đô. Xong qua KL Sentral đổi tiếp 50 đô vì sợ hơi ít, thấy nhiều hơn ở sân bay được 6 ringit.
Ở nhà rãnh rỗi book trước vé SkyBus có 200k khứ hồi cho hai đứa đi khứ hồi từ trung tâm về KL Sentral, đến sân bay nắng nóng mà hai đứa quần cả hơn nữa tiếng mà chả thấy chiếc Skybus nào, hỏi mọi người cũng không ai biết, mới chợt nhớ ra Skybus là của hãng Airasia nên bên sân này không có. Nóng lòng muốn về thành phố nên chạy xuống mua vé Klia express để đi. (Nếu mua ở nhà trả bằng thẻ Master thì được giảm 20%), giá vé là 100 ringit mỗi đứa. Đi khoảng hơn 1 tiếng là bạn đến KL Sentral.
Bạn nên mua vé Klia Express tại đây để được giảm 20%: https://www.kliaekspres.com/buy-ticket/
Điều kiện là bạn phải dùng thẻ Mastercard
Mình sẽ chia sẻ riêng về kinh nghiệm du lịch ở Kuala Lumpur cho các bạn tham khảo ở đây
NGÀY 2: KL – Surabaya (Indonesia)
Đến sân bay KL tầm 3 giờ chiều để đi Surabaya
Đến sân bay quốc tế Juanda của Surabaya gần 7 giờ tối, tụi mình trả giá taxi (mà cũng không hẳn taxi vì có ông chú chào mời nên trả giá rồi đi thôi) với giá tầm 90,000 VN đồng để đi vào Hostel. Mình đặt My Studio Hotel City Center trên booking.com với giá 307,000 cho hai đứa, bao gồm bữa sáng và café miễn phí. Theo mình thì ở đây cũng khá ok, vì nó gần với nhà ga của Surabaya để đi Bromo.
Mua sim card ở surabaya
Cất hành lí xong mình đi bộ 1 đoạn gần đó để mua sim. Mua sim 2G thôi, vì họ sẽ đưa bạn sim 16G lận với giá 70 rub, mà 2G thì 40 rub thôi. Chị bán sim bảo mình qua Bali thì phải update kiểu gì chứ không dùng được, nhưng qua vẫn xài như thường, 4G chạy như điên cho đến lúc về. Đối diện chỗ bán Sim có luôn cái Trung tâm thương mại, có Macdonal đồ các kiểu, hai đứa hai cơm Nhật rồi ra đường mua trái bắp với giá 5 rup nóng hổi mang về khuya ăn.
Mua vé tàu Gubeng đi Probolinggo
7 giờ sáng, mình dậy ăn sáng rồi thủng thẳng đi bộ qua Ga tàu Gubeng cách đó chừng 5 phút đi bộ để mua vé tàu. Mình mua vé hạng Executive để tránh hàng rong, có máy lạnh ngồi cho thoải mái với giá 70 rup/người. Mua vé tàu bạn check-in online rồi lại nhờ anh soát vé khi nào sắp đi báo ta với chứ ta không biết tiếng Indo là đến giờ đi ảnh lôi đầu đi à. Ga tàu nhiều cây xanh và khá sạch sẽ. 9 giờ sáng tàu sẽ xuất phát đi Probolinggo
Lên tàu ngủ 1 giấc đến 11 giờ là đến Probolinggo, mình ra cổng đón xe Angko với giá 10 rup mỗi người ( mình nghe review 5 rup nhưng mà máy bác tài bảo 10 rup nên thôi đi thì nó cũng rẻ) cho một đoạn đường đi 30 phút mới đến trạm đón minibus để đi Cemoro Lawang, điểm dừng chân để đi Bromo.
Lịch trình tàu chạy từ Gubeng đến Probolinggo
9:00 – 10:56
14:00 – 16:00
16:15 – 18:15
22:00 – 23:50
Mua tour đi Bromo-Ijen
Tour Bromo – Ijen bao gồm những gì?
– Xe đón từ trạm xe bus ở Probolinggo đi Cemoro Lawang (khu làng trên mây tụi mình ở lại đêm để đi Bromo nè)
– Khách sạn/homestay ở Cemoro Lawang + ăn sáng
– Xe chở từ làng đến Bromo (xuất phát 3:30 sáng) đi ngắm sunrise ở Bromo + vé lên đỉnh Bromo + xe Jeep chở đi một đoạn, còn lại đi bộ leo núi. Nếu đi Ngựa thì tự thuê, mình không recommend vì tội con ngựa quá!
– Xe chở về lại khách sạn ăn sáng, xong chờ mình chở qua Ljen ( đi từ 10h sáng đến 5 giờ tối)
– Khách sạn qua đêm ở Ljen
– Xe đón chở từ khách sạn đi Ljen + tour guide dẫn đi + vé
– Xe chở về lại Probolinggo hoặc đi đến phà để đi Bali (nếu bạn đi Bali thì deal giá luôn với họ xe về Bali cho tiện)
Đây là chân dung ông chủ tụi mình mua tour đây, confirm là có khả năng tin được nha!
Biết trước trạm chờ này sẽ có một Travel Agent chèo kéo đi tour và ở nhà cũng có ý định đi tour này, nên mình cũng giả vờ bị lôi kéo để dễ trả giá. Gía tour mỗi người là 1,500,000 để đi hai điểm là Bromo và Ijen, bao gồm: Mình bác bán tour, kiểu như boss ở đấy nhìn là không thể tin nổi, nhưng mà hai đứa cứ bảo nhau thử tin đi xem sao:). Mình trả giá 1,400,000 mỗi đứa, bao gồm thêm vé xe và phà qua đến bến xe Mengwi của Bali. Đọc review thì người ta bảo trả 1,200,000 nhưng mà mình thấy giá trên cũng hợp lý rồi.
Mua tour xong là có anh tài xế đánh xe chở hai đứa đi đến làng Cemoro Lawang, đi đường núi tầm 2 tiếng, khoảng 1 giờ 30 là đã đến nhà trọ nghỉ chân. Tụi mình ở Yoschi’s Hotel Bromo. Mình cũng hơi bất ngờ về nhà trọ này, vì cũng không hi vọng nhiều. Nhưng mà khu vườn lại đẹp một cách bất ngờ. Phía bên nhà trọ là nắng còn chiếu, bên kia đường là mây mù lượn lờ.
Hai đứa tắm rửa xong đánh nhẹ 1 giấc. Tầm 4 giờ dậy đi bộ lang thang chụp choẹt cũng được kha khá hình đẹp. Ở Indo mà cứ nghĩ mình đang ở một góc nào của Sapa ý, những cánh đồng baro trải rộng trên sườn đồi, những ngôi nhà trong sương mờ ảo.
Tối về hai đứa gọi fried noodle and fried rice (đây là 2 món tủ an toàn nhất mà tụi mình đi đâu cũng gọi để ăn, vì cả hai đứa đều khó thích nghi với thức ăn lạ). Ăn no xong lên giường để 3 giờ sáng dậy leo núi.
NGÀY 3: BROMO – IJEN
Leo núi Bromo
Ở nhà 8h mới dậy đi làm mà ở đây 3 giờ đã thực dậy lục đục để 3h30 xuất phát đi Bromo rồi. Trong ba lô có bao nhiêu đồ là lôi qua quấn hết vào người. Riêng mình là mặc 4 áo, cho người yêu mặc 3 áoJ. Đúng 3h30, một anh tài xế khác hôm qua hỏi đứa nòa phòng số 1 thì lên xe, cứ thế là lên xe đi thôi. Cái tour này tưởng chừng là cái xe hên xui, vậy mà lúc về ngẫm lại nó chuyên nghiệp vãi đấy chứJ Xe chạy tầm 1 tiếng, cuốc bộ tầm 30 phút là lên đến viewpoint. Chỗ này là chỗ mọi người đứng để xem bình minh trên núi lửa đó! Từ đây từ xa có thể nhìn thấy làng Cemoro Lawang bồng bềnh trên mây, nhìn như tiên cảnh ý! Khi mặt trời ló dạng là lúc tim mình cứ ý là là thổn thức lúc mới yêu, haha. Cảm giác không thể tin là mình đã nhìn thấy núi lửa. Cái tên là mình cứ tưởng tượng nó hãi hùng mỗi lần học địa lý trên trường.
Đến đoạn này cho mọi người xem ảnh cho mãn nhãn thôi, chứ nói thì không có lời nào để diễn tả được.
Đón bình minh trên núi lửa Bromo
Xem Núi lửa đã đời, xem chở mình xuống núi. Đến một đoạn, tài xế bào bước xuống qua chiếc Jeep kia mà đi, cứ thế là tụi em xuống xe từ từ bước lên xe kia. Cảm giác hai đứa như hai con gà công nghiệp vậyJ Tụi mình được bác Jeep chở xuống chân núi lửa. Nó y chang là cái sa mạc thu nhỏ vậy á. Tiếng vó ngựa, tiếng gió, mấy anh chàng cưỡi ngựa lao vút qua mặc làm mình tưởng mình đang sắp đóng một bộ phim nào đó, haha.
Núi lửa BromoNhìn đã mà đi bộ cũng đã đời luôn, băng qua sa mạc đầy bụi, leo lên bụng núi lửa rồi và phải lên không biêt bao nhiêu bậc thang để đến cái miệng đang nhả khói nghi ngút của nó. Lên đến nơi thiệt là không thở nổi, thêm cái khí lưu huỳnh phun lên hôi không chịu được. Nhưng mà ráng selfie cho được vài cái hình mới thỏa mãn được.
Mĩnh cũng không quên mua hoa núi lửa để thả xuống núi để cầu may mắn. Mình mua 10.000 IRP 1 bó.
Chơi được một lát tụi mình xuống núi, nhìn thấy người ta đi ngựa chạy qua mặt thèm đi dễ sợ. Nhưng vì không có tiền với sợ ngựa nên tự nhủ” Mình không muốn sủ dụng sức lao động của động vật” J
Tụi mình về lại khách sạn tầm 9 giờ, ăn sáng (có bao gồm trong tour) rồi dọn hành lý di chyển đến chỗ đi Ijen.
Tụi mình đi một khoảng đường không tưởng tượng nổi, băng qua những ngôi làng, băng qua eo biển và qua không biết bao nhiêu là khu rừng già để đến được Ijen. Khoảng đường đi đi mãi không thấy đến, Hai đứa cảm giác như đang được chở đi bán vậyJ Cảm giác đi qua mấy khu rừng già toàn cây đại thụ giống như cảnh kinh dị trong phim. Nhưng mà cũng có những đoạn đẹp lắm. Trên xe có thêm 1 anh chàng người Tây Ban Nha ham chụp choẹt nên đên đoạn nào đẹp bác tài xế đều tự ý dừng lại cho ảnh chụp vài tấm.
Từ Bromo đến Ijen
Đến Ijen tầm 5:30 chiều, tụi mình lại lạc vào đâu y chang Đà Lạt vậy, những cây thông cao chót vót, khu này tập trung homestay, chỗ nào cũng trồng đầy hoa trước nhà. Hai đứa vào check-in tắm rửa rồi qua chỗ nhà hàng của khu homestay này xin nước nóng chế mỳ tôm ăn. Ăn xong quấn mềm ngủ vì 12:30 sáng đã phải dậy để chuẩn bị cho hành trình Ijen rồi.
NGÀY 4: IJEN-BALI
Hồ Axit Ijen
Trời Ijen còn lạnh hơn cả Bromo nữa, nên mình quyết định quấn 5 lớp thay vì 4 lớp áo như hôm qua. Lên xe lúc 1:30 sáng, bác tài phát cho mỗi đứa 1 kẹp sandwich va 1 quả trứng luộc. Mình cũng cố gắng nuốt để lấy sức đi Ijen. Xe chạy vào rừng tầm 1 tiếng là đến điểm dừng chân để leo Ijen.
Để đến được Kawah Ijen, nơi có hồ axit lớn nhất thế giới, chúng tôi phải đi bộ hơn 2 giờ qua một quãng đường dài 4km trên triền núi với độ dốc không dưới 60 độ, gập gềnh với hai bên là vực thẳm. Bình minh trên miệng núi lửa và sự biến đổi màu sắc trong buổi sớm mai của một trong những hồ a xít lớn nhất thế giới là những khoảnh khắc đẹp và hùng vĩ hiếm có. Mặt trời bắt đầu lấp ló phía đông chậm rãi xua tan làn sương mờ ảo, để lộ ra hàng cây lá kim mọc san sát bên triền núi, nhân tiện tô thêm vô vàn sắc cam đỏ trên nền trời rộng lớn. Hồ Ijen dần hiện lên với màu xanh lơ nhàn nhạt, như một mảng màu lớn đang loang dần trên bảng vẽ.
Ijen chỉ là nơi tham quan du lịch dành cho chúng ta thôi, đây là nơi làm việc của những người công nhân nghèo , phải nói là bán sức lao động, mồ hôi , nước mắt để kiếm từng đồng. Ai cũng gầy guộc , hốc hác , có người nhìn rất già và ốm yếu. Theo lời anh guide cũng từng là thợ mỏ thì mọi người phải kiêng vác gần như cả ngày , đục từng tảng đá lưu huỳnh cho vào giỏ và gánh khoảng 60kg-90kg mỗi lần. Công việc nguy hiểm và cực khổ nhưng được trả công rất thấp , chưa tới 1usd cho 1kg lưu huỳnh.
Chính vì quá ít tiền và việc leo núi khá vất vả nên họ nảy ra dịch vụ “Ijen Taxi”, tức là họ dùng xe đẩy đá lưu huỳnh , lót 1 miếng nhựa hay 1 vài túi vải cho bạn ngồi lên và có 2-3 người dùng sức để kéo bạn lên xuống, nhìn họ làm việc , khiêng vác , bán mạng kiếm tiền rất là thương.
Xuống đến chân núi tụi mình lôi đồ ăn sáng ra ăn 1 chút , uống nước nghỉ mệt và lại bắt đầu lên xe chạy 3 , 4 tiếng để nối tiếp hành trình Bali – thiên đường nghỉ dưỡng.
NGÀY 5,6: BALI
[Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Bali]